Tuyên truyền một số bệnh trong trường học

Thứ tư - 06/03/2024 08:05
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG TH BẾN SÚC                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                                               
        TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH HỌC ĐƯỜNG
               (Bệnh gù vẹo cột sống và bệnh cận thị học đường)

          Thực hiện kế hoạch công tác Y tế học đường vào buổi sinh hoạt dưới cờ y tế học đường trường Tiểu học Bến Súc đã tổ chức tuyên truyền phòng chống một số bệnh học đường cho các em học sinh toàn trường. Tham dự buổi tuyên truyền có đông đủ CBGV, NV và hơn 900 em học sinh. Sau khi được Cán bộ y tế của nhà trường cung cấp các thông tin cho CBGV và các em học sinh để nhận thức đầy đủ hơn về các biện pháp phòng chống bệnh học đường. Đây là một trong những vấn đề mà BGH nhà trường rất quan tâm, nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em học sinh. Dưới đây là nội dung bài tuyên truyền:
          Các em học sinh yêu quý! Bệnh học đường đang là mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Hiện nay tình trạng các bạn học sinh chúng ta mắc các tật liên quan đến học đường rất lớn, đặc biệt là các bạn học sinh ở thành phố lớn chỉ vì những thói quen sấu trong tư thế ngồi học.
Sau đây cô sẽ giới thiệu với các em về 2 bệnh học đường mà chúng ta thường mắc.
  1. Bệnh gù vẹo cột sống:
   Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hay chữ S (thuận hoặc ngược). Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo 2 dạng: Gù (cột sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau); Ưỡn (cột sống phần thắt lưng uốn cong quá mức ra phía trước).
   Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời, tuy nhiên bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của một thế hệ trong tương lai.
   Cong vẹo cột sống làm mất đi vẻ đẹp về hình thể, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, hạn chế khả năng hòa nhập trong cộng đồng. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng, gây biến dạng lồng ngực và khung chậu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và khả năng mang thai, sinh đẻ đối với nữ học sinh khi trưởng thành.     Cong vẹo cột sống nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.
      1. Nguyên nhân dấn đến cong vẹo cột sống:
- Ngồi học không đúng tư thế (ngồi học không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài).
- Kích thước bàn ghế không phù hợp (qua cao, quá thấp, quá chật).
- Lao động quá nặng, bế cắp nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều 2 bên vai hoặc cắp cặp vào nách.
- Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
     2. Để phòng tránh cong vẹo cột sống cho học sinh, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng, tư thế ngồi phải ngay ngắn;
- Bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi: chiều rộng của mặt ghế phải rộng hơn xương chậu 10 cm; chiều sâu của mặt ghế phải bằng 2/3 chiều dài của đùi; chiều cao của mặt ghế phải bằng chiều cao của cẳng chân cộng với chiều cao của bàn chân và của dép.
- Chiều cao của mặt bàn so với mặt ghế phải phù hợp để các em có thể ngồi đặt tay lên bàn thoải mái, không bị nhô vai lên hay hạ vai xuống. Khoảng cách từ lưng ghế đến mép bàn phải lớn hơn đường kính trước sau của lồng ngực 3-5 cm để có thể tựa lưng vào ghế.
- Nên đeo cặp bằng hai quai sau lưng, không nên đeo hay xách cặp một bên vai.
      Ngoài ra cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý; lao động và tập luyện vừa sức.
      Hiện nay, việc trang bị bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh chưa được ngành chức năng quan tâm đúng mức; nhà trường và phụ huynh cũng chưa chú trọng việc giáo dục học sinh phòng các bệnh tật học đường nói chung trong đó có bệnh cong vẹo cột sống. Do đó, để thực hiện các biện pháp phòng bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, của các bậc phụ huynh và của các bạn học sinh:
- Ngành giáo dục cần có kế hoạch trang bị bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với chiều cao cơ thể của học sinh; trang bị đủ ánh sáng trong các lớp học; thực hiện các khuyến nghị của ngành Y tế; thầy cô cần hướng dẫn học sinh có tư thế ngồi học đúng;…
- Tại các hộ gia đình, phụ huynh cần chuẩn bị chỗ ngồi học tập, bàn ghế phù hợp, đủ ánh sáng cho các em, giảm áp lực mang cặp sách nặng khi trẻ đến trường...
- Các bạn học sinh cần ngồi học đúng tư thế ở nơi đủ ánh sáng, đeo xách cặp, lao động, tập luyện hợp lý,…
  1. Bệnh cận thị học đường:
   Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường. Sau đây là một số chỉ dẫn cần được tuân thủ trong sinh hoạt và học tập:
     1. Giữ đúng tư thế ngồi khi học
   Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.
     2. Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết
- Kích thước phòng học; cách sắp xếp bàn ghế, bảng viết phải phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách từ mắt đến sách vở.
- Đảm bảo đủ ánh sáng: nơi tối nhất không dưới 30 lux, nơi sáng nhất không quá 700 lux.
- Chữ viết trên bảng và trong sách vở phải rõ nét, chiều cao ít nhất của chữ viết là 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ. Ví dụ, khoảng cách từ bảng tới học sinh là 8 m thì chiều cao tối thiểu của cỡ viết trên bảng phải là 4 cm. Chữ trong vở phải có chiều cao ít nhất 1,75 mm cho khoảng cách từ mắt đến vở là 35 cm.
- Khi đọc sách buổi tối, cần đèn đủ sáng và có chụp phản chiều. Không dùng đèn ống neon, nên dùng bóng điện dây tóc.
- Không viết mực đỏ, mực xanh lá cây. Không đọc sách có chữ quá nhỏ in trên giấy vàng hoặc giấy đen, vì tỷ lệ tương phản giữa chữ và nền quá nhỏ, khiến mắt bị mệt.
- Duy trì mỗi tiết học 45 phút, sau đó nghỉ giải lao, đưa mắt nhìn xa, hết co thắt thị giác rồi mới bước vào giờ học tiếp theo.
     3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt                     
- Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
- Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.
- Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.
* Khi có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi đọc chữ hoặc nhìn một vật ở xa. Nên bảo bố mẹ đưa chúng ta đến ngày trung tâm chuyên khoa về mắt để khám và đièu trị kịp thời.
Trên đây là những biện pháp và cách phòng chống bệnh gù vẹo cột sống và bệnh cân thị học đường. Cô mong rằng các em thực hiện tốt những biện pháp đó.
                     Thân ái! Chúc các em sức khỏe và học tập tốt!

                                                                   Phụ trách y tế học đường
 
                                                                             Đỗ Thị Hồng Huệ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,646
  • Tháng hiện tại44,262
  • Tổng lượt truy cập2,420,739
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây