KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018 – 2019

Dự thảo về các Quy chế chi tiêu nội bộ quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đảm bảo hoạt động thường xuyên phù hợp hoạt động đặc thù của đơn vị.

 PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
      TRƯỜNG TIỂU HỌC  BẾN SÚC              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
      Số: 28 /KH-TH                                  Thanh Tuyền, ngày 26  tháng 9   năm 2018

KẾ HOẠCH

NĂM HỌC 2018 – 2019


        Căn cứ công văn số 126/PGDĐT-GDTH ngày 24/9/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018–2019 cấp Tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng;
       Căn cứ kết quả đạt được, những hạn chế năm học 2017-2018 và tình hình thực tế của trường;
        Trường tiểu học Bến Súc đề ra kế hoạch năm học 2018-2019,
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1) Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo kịp thời của Ngành, sự quan tâm của chính quyền địa phương nhất là sự ủng hộ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Đội ngũ CB-GV-NV có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác;
- Nề nếp sinh hoạt chuyên môn, công tác giảng dạy luôn được đổi mới, chất lượng đào tạo duy trì ổn định và có nâng cao;
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
2) Khó khăn:                                     
- Đa phần giáo viên tuổi đời đã cao, trình độ Trung cấp còn nhiều.
- Nghiệp vụ sư phạm giáo viên chưa đồng đều ở các khối lớp.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập, giáo dục của con em mình, giao khoán cho nhà trường.
                                       B. NHIỆM VỤ
                        I/ NHIỆM VỤ CHUNG
      Tiếp tục thực  hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. Thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp với thực tế của địa phương;
    Tiếp tục thực hiện Chủ đề năm học “ Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” với phương châm hành động “Trách nhiệm - Năng động - Sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “ Tất cả vì học sinh thân yêu”  giữ vững nề nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục của đơn vị.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ.      Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
Tăng cường nề nếp, kỷ cương; nâng cao chất lượng giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cộng đồng học sinh. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thị đua của ngành.
 Nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông. Khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
                                      II/ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Phát triển giáo dục: 
         a) Tổng số lớp – Số học sinh:
+ Tổng số lớp:                 28 lớp/1066 HS/517 nữ.
         Trong đó: Khối 1: 06 lớp/251 Hs/121 nữ;
                            Khối 2: 06 lớp/217Hs/89 nữ;
                            Khối 3: 05 lớp/160 Hs/80 nữ;
                            Khối 4: 06 lớp/227 Hs/ 122 nữ;
                            Khối 5: 05 lớp/211 Hs/105 nữ
  -Số lớp và số học sinh học 2 buổi/ngày: 28 lớp; 1066/517 nữ. Tỉ lệ 100%
  -Số lớp và số học sinh học bán trú: 15 lớp; 585/238 nữ. Tỉ lệ 54,9%
b) Cán bộ – Giáo viên – công nhân viên:
          * Tổng số: 58/41 nữ
          Trong đó: - BGH: 03/01 nữ; CNV: 08/05 nữ ; GV chuyên trách: 04/02 nữ (Đội – Thư viện – Thiết bị – CMC- PCGD); GVDL: 29/27 nữ; GVBM: 12/06 nữ; GV TTHTCĐ: 01/0 nữ; Chi viện PGD ; 01/0nữ
2. Thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động giáo dục:
     a. Chương trình và kế hoạch:
-Tiếp thục thực hiện theo chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên chủ động thực hiện điều chỉnh nội dung, yêu cầu  của bài học và các hoạt động giáo dục một các linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường.
- Buổi học thứ 2 học theo lớp linh hoạt, thời khóa biểu linh hoạt; tổ chức các HĐTN , các môn học tự chọn… khai thác triệt để các tài liệu bổ trợ buổi thứ hai để bồi dưỡng, phụ đạo đúng đối tượng học sinh.
- Tổ chức bán trú nghiêm túc theo thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa giao thông; tiếp tục thực hiện chuyên đề vệ sinh răng miệng và tích hợp nội dung bảo vệ môi trường; đảm bảo giảng dạy tốt 4 tiết/tháng nội dung hoạt động trải nghiệm; giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với gia đình và cộng đồng để thực hiện giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kỹ thuật phù hợp với thực tế của địa phương và nhà trường.
- Triển khai các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Đảm bảo về mục tiêu của giáo dục tiểu học, theo chuẩn kiến thức kỹ năng; tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn  tại các tổ khối trong trường . Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Thực hiện nghiêm đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 của BGDĐT, phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế. Nâng cao năng lực đánh giá, ra đề kiểm tra theo ma trận đề và kỹ thuật đánh giá thường xuyên học sinh.
- Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục, khen thưởng thực chất, đúng quy định.
b. Đổi mới phương pháp dạy học:
- Tiến hành xây dựng kế hoạch theo định hướng phát triển phù hợp với xu thế và điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới để hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên tránh hình thức mang tính thông báo.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do cụm tổ chức nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Đảm bảo kế hoạch và thời lượng giảng dạy 2 buổi/ngày phù hợp với điều kiện của đơn vị không giao bài tập về nhà cho học sinh.
- Đảm bảo các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện như: Hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ theo năng khiếu, sở thích của học sinh.
- Thực hiện có hiệu quả về thời khóa biểu linh hoạt.
- Thực hiện giảng dạy môn Mỹ thuật theo phương pháp mới theo công văn số 2070/CV/BGDĐT – GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức dạy tin học 2tiết/ tuần từ lớp 1 đến lớp 5.
          - Thực hiện giảng dạy về phương pháp “ Bàn tay nặn bột” ở các khối lớp và có hướng nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Tiếp tục thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025”.
c. Giải pháp:
- Khuyến khích giáo viên điều chỉnh nội dung và yêu cầu của môn học, tăng cường đổi mới phương pháp trong dạy học, tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tự giác, tích cực, không áp đặt, đánh giá học sinh theo hướng động viên, theo dõi ghi nhận sự tiến bộ, quan tâm giúp đỡ số học sinh tiếp thu bài còn chậm.
- Nội dung sinh hoạt tổ cần bàn bạc, theo dõi những vấn đề còn khó khăn nảy sinh qua giảng dạy thực tế để tìm cách tháo gỡ.
- Tham gia đầy đủ để chia sẽ kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn.
- Thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống, văn hóa giao thông theo tài liệu học tập, thực hiện chuyên đề vệ sinh răng miệng, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm và có kế hoạch hướng dẫn học sinh tự quản, tự tổ chức điều khiển các hoạt động.
- Tiếp tục thực hiện việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT có tập trung nghiên cứu để thực hiện đúng yêu cầu, chú trọng đánh giá sự tiến bộ, nổ lực của mỗi học sinh. Do đó chú ý tuyên dương, khen thưởng học sinh có nhiều tiến bộ, chứ không chỉ tuyên dương khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học.
- Quản lý theo dõi việc giảng dạy 2 buổi/ngày theo kế hoạch của trường. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra dự giờ buổi thứ hai nhằm theo dõi về các hoạt động như: tổ chức thời khóa biểu linh hoạt, nội dung giảng dạy của giáo viên; đảm bảo việc thực hiện thời khóa biểu linh hoạt có hiệu quả theo hướng dẫn của Ngành.
- Yêu cầu giáo viên Mỹ thuật giảng dạy theo phân phối chương trình và tài liệu được tập huấn, qua giảng dạy giúp học sinh phải chủ động hơn, bộc lộ sự ham thích, sáng tạo trong học tập, biết vận dụng những trải nghiệm trong cuộc sống. Nội dung dạy gắn với thực tiễn. Tạo điều kiện cho giáo viên Mỹ thuật tham gia sinh hoạt tổ trong mạng lưới để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
- Thông báo các em có năng khiếu về cờ vua, TDTT, bơi lội  để trường mở lớp bồi dưỡng hoặc hợp đồng trung tâm cử giáo viên bồi dưỡng, XHH đưa đón học sinh.
- Nhà trường tiến hành rà soát lại chương trình dạy học môn TN-XH, môn Khoa học để xác định bài, nội dung áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột kể cả các phương pháp dạy học tích cực khác để nâng cao giờ dạy môn TN-XH; môn Khoa học ở các khối lớp theo đề án của Bộ GDĐT triển khai;
- Chú trọng nâng cao về chất lượng dạy ngoại ngữ cho học sinh và dạy đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, trong đó tập trung phát triển 2 kỹ năng nghe và nói và đảm bảo số tiết giảng dạy. Cụ thể:
 . Khối 1: 2 tiết/tuần; Thực hiện từ tuần 14 theo PPCT.
 . Khối 2: 2 tiết/tuần; Thực hiện ngay từ đầu năm học.
 . Khối 3;4; 5: 4 tiết/tuần; Thực hiện ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên cần khai thác triệt để về công nghệ thông tin để giúp học sinh tiếp thu bài và tích cực học tập để đạt chuẩn theo đề án quy định.
- Tất cả các lớp đều học Tin học ngay từ đầu năm học với thời lượng 2 tiết/ tuần.
d. Chỉ tiêu :
- 100% học sinh của trường được học đầy đủ các môn học theo quy định. Riêng số học sinh học 2 buổi/ngày được tổ chức học thời khóa biểu linh hoạt.
- 100% các tổ chuyên môn đều thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ; nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- 100% các lớp tiếp tục áp dụng về phương pháp Bàn tay nặn bột ở môn TN-XH, môn Khoa học đối với những bài có nội dung thực hiện được.
- 100% giáo viên ký cam kết không vi phạm về dạy thêm - học thêm.
- 100% giáo viên đổi mới phương pháp, nghiên cứu và thực hiện đúng tinh thần của Thông tư 22/2016 của Bộ GDĐT.
- Mở các lớp năng khiếu như: Tin học, Cờ vua, Mĩ thuật, Bơi lội.
- 100% giáo viên dạy Mĩ thuật thực hiện giảng dạy theo phương pháp, phân phối chương trình quy định của Ngành và nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác bán trú.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục:
3.1. Đối với đội ngũ giáo viên:
a. Yêu cầu :
- Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các chủ trương, quan điểm đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tham mưu với Đảng ủy xã cử cán bộ quản lý chưa học lý luận chính trị được tham gia học tập.
- Tăng cường quản lý đội ngũ qua việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên . Ứng dụng về công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, khuyến khích giáo viên soạn giảng về công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học.
- Chấp hành nghiêm túc về công tác bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học của Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 và BDTX cán bộ quản lý Tiểu học theo hướng dẫn của BGDĐT.
- Đẩy mạnh đổi mới về hoạt động kiểm tra các vấn đề như: nề nếp bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích… trong nhà trường, thực hiện nghiêm về quản lý dạy thêm – học thêm.
- Tích cực đổi mới công tác quản lý, phân cấp quản lý theo nhiệm vụ phân công cho phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn đồng thời có kiểm tra nhắc nhở.
- Vận động xã hội hóa theo điều kiện nhà trường, thực hiện tốt “Ba công khai ” theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT; làm tốt chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ của Ngành.
- Đổi mới phong trào thi đua ở đơn vị đi vào hiệu quả công việc đã hoàn thành, viết và áp dụng các đề tài SKKN, nhân rộng sáng kiến điển hình, đem lại hiệu quả.
b. Giải pháp:
- Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo cấp trên. Thực hiện nghiêm các chủ trương, quan điểm đường lối đổi mới căn bản về giáo dục đào tạo; lập kế hoạch đề xuất với Đảng ủy xã Thanh Tuyền cử cán bộ quản lý, kể cả cán bộ Công đoàn  chưa học lý luận chính trị được tham gia học tập.
- Làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, sử dụng có hiệu quả phòng nghe nhìn để giảng dạy cho học sinh cũng như các thiết bị có yếu tố CNTT  được cung cấp, vận động giáo viên đầu tư soạn giáo án điện tử.
- Đội ngũ giáo viên nghiêm túc việc học tập bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của Ngành tại Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 và Quy chế BDTX giáo viên Tiểu học theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012.
- Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra các nội dung theo kế hoạch, có nhận xét, đánh giá, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế như: Bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm; hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động nhà giáo, cơ sở vật chất, tài chính… nghiêm cấm tuyệt đối việc Dạy thêm – Học thêm.
- Đảm bảo thời gian, nề nếp theo quy định khi tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT.
- Thực hiện tốt “ Ba công khai ”, chế độ thông tin báo cáo về Ngành, công tác xã hội hóa giáo dục nhằm hỗ trợ cho việc học tập của học sinh.
- Tổ chức cho giáo viên đăng ký thi đua ngay từ đầu năm, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục gắn với việc  viết đề tài SKKN mang tính thiết thực và khoa học.
c. Chỉ tiêu :
- 100% giáo viên tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan về giáo dục đào tạo và đề xuất với địa phương cử cán bộ quản lý tham gia lớp lý luận chính trị.
- Phấn đấu giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy theo thực tế của đơn vị.
- 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên và đạt yêu cầu.
- 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do Ngành tổ chức, không vi phạm về dạy thêm – học thêm.
- 100% giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT.
- 100% CBGVNV đăng ký thi đua, viết đề tài SKKN theo danh hiệu đăng ký
3.2. Cán bộ quản lý:
a. Yêu cầu:
- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT.
- Tiếp tục bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo.
- Tích cực tham gia đầy đủ kịp thời các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo quy định.
- Lập kế hoạch kiểm tra trong đó có chú trọng kiểm tra theo chuyên đề, công tác về bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động NGLL của đơn vị.
- Thực hiện nghiêm “Ba công khai” theo Thông tư 36/2017 của Bộ GDĐT như: Trình độ đội ngũ, CSVC, Tài chính, chất lượng đào tạo…
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc về chế độ báo cáo đột xuất và định kỳ.
- Tổ chức thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học giữa trường Tiểu học và trường THCS.
- Chú trọng việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới với hình thức phong phú, sát với điều kiện của tổ và trường.
- Tiếp tục đổi mới về công tác Thi đua - Khen thưởng đồng thời tham gia đầy đủ các hội thi các cấp.
b. Giải pháp:
- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng căn cứ vào chuẩn Hiệu trưởng được quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT để tự phấn đấu, rèn luyện.
- Các thành viên trong Ban giám hiệu thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới về quản lý chỉ đạo; đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá, đổi mới về văn thư lưu trữ…qua việc đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức được học. Từ đó có cơ sở góp ý, tư vấn cho giáo viên, nhân viên.
- Ý thức cao trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn.
- Có kế hoạch cụ thể để kiểm tra các hoạt động về : Bán trú,  an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động NGLL, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, lớp linh hoạt vào buổi chiều.
- Thực hiện tốt việc công khai hóa ở đơn vị cũng như tuyên truyền và phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật, công khai theo Thông tư 36/2017 của Bộ GDĐT quy định, các khoản thu, chi vào đầu năm học, các khoản thu, chi hàng tháng, hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp; chống các dấu hiệu tiêu cực về tài chính.
- Bằng nhiều biện pháp, kiên quyết đẩy lùi những tiêu cực trong nhà trường như: Dạy thêm – Học thêm không đúng quy định, nội dung giảng dạy chưa được sự cho phép của Ngành, xúc phạm thân thể học sinh…  xử lý nghiêm nếu cá nhân nào vi phạm.
- Có kế hoạch triển khai đại trà nội dung chuyên đề hè cho giáo viên nắm để áp dụng vào công tác chuyên môn, qua dự giờ có nhận xét việc vận dụng của giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể để theo dõi các hoạt động của nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới về quản lý, mạnh dạn giao việc, có kiểm tra để đánh giá, thường xuyên họp Ban giám hiệu để rút kinh nghiệm.
- Đảm bảo tốt về chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất đúng thời gian, chính xác về nội dung.
- Tiếp tục chú trọng về đổi mới công tác thi đua khen thưởng, qua đây đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phong trào của nhà trường ngày càng đi lên và có kế hoạch bồi dưỡng để tham gia các hội thi do Ngành tổ chức.
c. Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ - giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lý chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp giảng dạy.
- 100% cán bộ quản lý tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên.
- Làm tốt về công tác kiểm tra nội bộ trong đó có kiểm tra về chuyên môn, bán trú, NGLL, vệ sinh an toàn thực phẩm…
- Làm tốt “Ba công khai”, công khai ở bảng thông báo, các kỳ họp HĐSP, hộp thư mail nội bộ, Website của đơn vị.
- 100% giáo viên vận dụng nội dung chuyên môn do Ngành triển khai.
- Tích cực và luôn đổi mới trong quản lý, đảm bảo việc phân cấp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên.
- 100% giáo viên thực hiện tốt về bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên, học sinh hoàn thành Tiểu học.
- 100% tổ chuyên môn đều thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ để giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng trong giảng dạy.
- 100% Tham gia đầy đủ các hội thi các cấp.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý:
     Thực hiện nghiêm và hiệu quả các phần mềm quản lý và dạy học như: PCGDTH; Emis; Pmis; Misa…
      Thực hiện các Hội thi theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích giáo viên thiết kế bài dạy trên máy tính, tạo ngân hàng kế hoạch bài dạy điện tử, chia sẻ trong tổ khối , nhà trường. Khai thác hiệu quả ĐDDH sẵn có và tự làm, Thường xuyên nghiên cứu, tra cứu tài liệu quản lý, giảng dạy, học tập trên Internet.
       Khai thác hiệu quả Website của đơn vị.
5. Đổi mới công tác quản lý giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
        5.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
- Yêu cầu giáo viên Mỹ thuật giảng dạy theo phân phối chương trình và tài liệu được tập huấn, qua giảng dạy giúp học sinh phải chủ động hơn, bộc lộ sự ham thích, sáng tạo trong học tập, biết vận dụng những trải nghiệm trong cuộc sống. Nội dung dạy gắn với thực tiễn. Tạo điều kiện cho giáo viên Mỹ thuật tham gia sinh hoạt tổ trong mạng lưới để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
- Thông báo các em có năng khiếu về cờ vua, TDTT, bơi lội, tin học trẻ…  để trường mở lớp bồi dưỡng hoặc hợp đồng trung tâm cử giáo viên bồi dưỡng, XHH đưa đón học sinh.
- Tiến hành rà soát chương trình dạy học môn TN-XH, môn Khoa học để xác định bài, nội dung áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột kể cả các phương pháp dạy học tích cực khác để nâng cao giờ dạy môn TN-XH; môn Khoa học ở các khối lớp theo đề án của Bộ GDĐT triển khai;
5.2 Hình thức tổ chức dạy học; gắn nhà trường với thực tiễn cuộc sống:
 Tăng cường các hình thức tổ chức dạy học gắn lý thuyết với thực hành, các hoạt động trải nghiệm, vận dung kiến thức thực tế vào cuộc sống của học sinh. Tiếp tục dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung VHGT; BVMT;TKNL&HQ…Tuyên truyền chủ quyền về biên giới, hải đảo, quyền và bổ phận trẻ em, bình đẳng giới…
  Dạy Lịch sử, Địa lý địa phương gắn với hoạt động trải nghiệm tham quan các di tích lịch sử địa phương. Thực hiện tốt công tác Đội TNTP HM theo hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện Dầu Tiếng và xã Đoàn Thanh Tuyền.
6. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học:
         6.1. Quy hoạch trường lớp:
 Tham mưu với Ngành , chính quyền địa phương, tăng cường các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa , đảm bảo các điều kiện về đội ngũ, trường lớp phù hợp với tình hình thực tế của trường nhằm nâng cao chất lượng.
6.2. Sách giáo khoa:
Thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT. Xây dựng tủ sách dùng chung; tất cả học sinh đều có đủ sách để học tập. Giáo viên thực hiện đúng thời khóa biểu. Trang bị tủ, bàn ở mỗi lớp cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp. Vận động các nguồn lực để tặng vở, sách giáo khoa và dụng cụ học tập cho học sinh là con của đối tượng chính sách, con em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, dân tộc…
6.3. Thiết bị dạy học:
Lập kế hoạch mua sắm, thay thế và sửa chữa bàn ghế học sinh, sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng dạy học, những thiết bị phục vụ giảng dạy được phân bổ cho trường. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác Thiết bị, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ. Khuyến khích giáo viên làm ĐDDH điện tử phổ biến, nhân rộng
7. Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt KĐCL GD:
a.Công tác phổ cập giáo dục: Phối hợp thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ; Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bảo đảm thu nhận 100% trẻ trong độ tuổi vào học; Tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học.
Thực hiện kiểm tra công nhận, công nhận lại chuẩn PCGDĐĐT, thực hiện phần mềm phổ cập về quản lý dữ liệu; Thực hiện các giải pháp để củng cố, duy trì phổ cập thật bền vững.
b. Nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, KĐCL GD:
    - Tiếp tục củng cố các tiêu chuẩn về trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
 Nâng cao tiêu chí của tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia. Thường xuyên rà soát về các tiêu chí Trường đạt chuẩn Quốc gia. Giữ vững đơn vị đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Rà soát, đối chiếu với Thông tư 59/2012/BGDĐT ngày 28/12/2012 các tiêu chuẩn, tiêu chí. Phấn đấu năm học 2019-2020 công nhận lại Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
      - Thường xuyên cập nhật hồ sơ, minh chứng các tiêu chí, tiêu chuẩn. Giữ vững Trường đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.
8. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học:
      Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đổi mới và phát triển giáo dục.
     Cung cấp thông tin về giáo dục của đơn vị qua thông báo, công khai, mail nội bộ, Website đơn vị…nêu gương người tốt, việc tốt, các gương nhà giáo điển hình, sáng tạo, đổi mới và hiệu quả trong nhà trường.
      Thực hiện nghiêm quy định về ngày Tuyên truyền pháp luật của đơn vị (Thứ bảy cuối tháng). Tổ chức sinh hoạt tốt Ngày pháp luật, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, công tác theo dõi tình hình thực hiện pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
9. Xây dựng, quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, thân thiện, chất lượng và bình đẳng:
Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào đầu tuần; thực hiện có nền nếp việc tập thể dục giữa giờ, các bài tập thể dục tại chỗ trong học tập, sinh hoạt cho học sinh.
Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, thông qua các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước, của địa phương vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua
- Đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động chống tiêu cực và kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
- Tiếp tục thực hiện sáng tạo, nâng cao chất lượng các nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”  Tiếp tục thực hiện “ Quy định về xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp –an toàn”…    
                   III- CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP:
1. Chỉ tiêu:
 a.Các môn học và hoạt động và hoạt động giáo dục
TT Lớp/môn TSHS Môn học Năng lực Phẩm chất
HHT HT CHT T Đ CCG T Đ CCG
1 Một 251 37,8 59,0 3,2 58,2 39,8 2,0 61,0 39,0  
2 Hai 215 47,0 53,0   49,8 50,2   58,6 41,4  
3 Ba 160 19,4 80,6   63,8 36,2   67,5 32,5  
4 Bốn 228 23,2 76,8   59,6 40,4   68,4 31,6  
5 Năm 201 44,8 55,2   95,0 5,0   92,0 8,0  
6 Anh 1055 20,0 75,0 5,0            
7 Tin 1055 35,0 65,0              
8 Thể 1055 75,0 25,0              
9 1055 60,0 40,0              
10 Nhạc 1055 80,0 20,0              
          + 100% trẻ 6 tuổi đến trường
+ 100% HS hoàn thành chương trình tiểu học    
+ 99,2% trở lên HS hoàn thành chương trình lớp học
+ Dưới 1% HS bỏ học                               
 b.Danh hiệu thi đua:
Đơn vị: Tập thể Lao động tiên tiến xuất sắc 
           * Tập thể Tổ Lao động tiên tiến: 04 tổ
 Danh hiệu các đoàn thể:
+ Chi bộ: Trong sạch vững mạnh.
+ Công đoàn: Vững mạnh xuất sắc.
+ Đoàn thanh niên: xuất sắc.
+ Liên đội: xuất sắc.
+ Hội Chữ thập đỏ: xuất sắc.
+ Đơn vị Đạt chuẩn văn hóa
Danh hiệu cá nhân:
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 04 GV trở lên.               
+ Lao động tiên tiến:              42 GV trở lên.               
* Chỉ tiêu phấn đấu GVG các cấp:
+ Cấp cơ sở:                           25 GV trở lên.
+ Thao giảng:                         06 tiết trở lên/năm.
+ Dự giờ:                                18 tiết trở lên/năm/GV.
+ Làm ĐDDH: 01 ĐD trở lên/GV/năm;
+ Sử dụng 100 % ĐDDH trong các tiết dạy.
* Các chỉ tiêu khác:
-  Các Hội thi, Hội giao lưu Giáo viên và Học sinh: Tham gia đầy đủ do các ngành; các cấp tổ chức. Như: Hội thi giáo viên giỏi giải thưởng Võ Minh Đức; Hội giao lưu “Văn hay chữ tốt” “ Giải thưởng Sao Khuê”; Hội thi “Trò chơi dân gian, hát dân ca”; Nét cọ tuổi thơ, Tin học trẻ...
-  Tặng sách cho thư viện: Mỗi GV và học sinh có ít nhất 01 quyển.
Stt Hội thi ; giao lưu Thời gian tổ chức
01 Hội giao lưu “Trò chơi dân gian, hát dân ca” Tháng 10/2018
02 Thi Giáo viên  giỏi Tháng 10;11/2018
03 Hội giao lưu “Văn hay chữ tốt” Tháng 11/2018
04 Giao lưu “ Đố vui để học” Tháng 01/2019
05 Hội thi làm ĐDDH Tháng 03/2019
Ngoài ra các Hội thi, Hội giao lưu khác sẽ thực hiện theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng, học kỳ ...

 2.Các giải pháp:
1. Kế hoạch phát triển giáo dục:
- Giữ vững sĩ số học sinh các khối lớp. Phát huy vai trò chủ động sâu sát của Đoàn thanh niên, TPT Đội và các giáo viên chủ nhiệm lớp. Để hạn chế học sinh lưu ban đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, quan tâm đến học sinh chưa hoàn thành, có biện pháp giúp đỡ để vươn lên.
2. Công tác điều tra phổ cập giáo dục:
Tiến hành điều tra cơ bản theo đúng quy trình hướng dẫn của Sở GD & ĐT, của Phòng giáo dục & ĐT Dầu Tiếng, đảm bảo đầy đủ các biểu mẫu, sổ đăng bộ với số liệu rõ ràng chính xác. Chú ý khâu phân tích số liệu, nắm vững đối tượng trẻ em trong độ tuổi có hộ khẩu tại địa phương.
Thực hiện việc giao sĩ số cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tiến hành theo dõi thi đua hàng tuần về việc đảm bảo tính chuyên cần của học sinh từng lớp, cuối tuần sơ kết, thông báo cho phụ huynh, cho BGH.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thi đua:
a- Giáo dục đạo đức:
- Nâng cao chất lượng các tiết dạy đạo đức, tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm tra lớp học thường xuyên.
- Chỉ đạo thực hiện tốt sinh hoạt ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động trong tiết chào cờ thứ 2, tiết sinh hoạt thứ 6 hàng tuần.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội, Sao; Tăng cường nội dung, cải tiến phuơng pháp, tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thời gian, tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, thiết thực hấp dẫn, có sức thu hút và có tính giáo dục cao đối với các em học sinh.
- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, biểu dương, nêu gương người tốt việc tốt, cải tiến việc theo dõi đánh giá, xếp loại thi đua đối với các tập thể lớp. Xây dựng phong trào thi đua liên tục, sôi nổi rộng khắp theo chủ đề, chủ điểm trong từng tháng, từng học kỳ. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích cao hoặc tiến bộ trong mỗi đợt thi đua.
- Thực hiện tốt chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho các em. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về phòng chống các tệ nạn xã hội, tìm hiểu luật giao thông.
- Tiếp tục giáo dục những học sinh chậm tiến với nhiều hình thức phong phú, kết hợp tốt với gia đình để đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với phụ huynh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội phụ nữ để làm tốt công tác giáo dục đạo đức đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
- Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Sử dụng linh hoạt các tiết hoạt động ngoài giờ để lồng ghép các chương trình vui chơi bổ ích, củng cố kiến thức, chuyển tải nhẹ nhàng các chủ đề chủ điểm hàng tháng.
b- Giáo dục văn hoá 
- Thực hiện đúng đủ chương trình chính khoá và học buổi thứ 2 trong ngày .
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức hội giảng ở trường, ở tổ một cách thường xuyên, liên tục trong năm học.
- Thực hiện đúng quy định, tổ chức chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, chú ý khâu kiểm tra chấm và chữa bài, BGH, tổ chuyên môn kiểm tra 1 tháng/1lần.
- Tổ chức chuyên đề ngoại khoá 3 chuyên đề/1 tổ chuyên môn, tổ chức các cuộc thi về kiến thức với hình thức đa dạng, sinh động.
- Tổ chức tốt các lớp học 2 buổi/ngày, vận dụng có hiệu quả thời khóa biểu linh hoạt nhằm bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành.
- Vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm tài trợ để khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho phong trào dạy và học trong nhà trường.
 c- Giáo dục Thể chất, Sức khoẻ, Vệ sinh:
- Tăng cường công tác quản lý việc thực hiên chương trình dạy học chính khoá các môn: Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật và các hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi viết, vẽ theo chủ đề và Hội khỏe Phù Đổng các cấp.
- Xây dựng phong trào tìm hiểu chơi các trò chơi dân gian trong nhà trường. Tham gia hoạt động văn nghệ, Đội TN có kế hoạch chăm sóc công trình văn hóa, di tích tại địa phương ( Bia chiến thắng Lê Hồng Phong; Đền tưởng niệm; Khu di tích Đường Long...) tạo môi trường thân thiện, lòng biết ơn cho học sinh.
- Vận động học sinh tham gia BHYT và BHTN với tỷ lệ cao. Lập sổ sức khoẻ cho học sinh, phối hợp với y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, tổ chức súc miệng Fluor hàng tuần cho học sinh.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt nghi thức Đội cho học sinh.
d. Đổi mới hoạt động giáo dục:
- CB-GV-CNV có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều biện pháp: tự học, tự bồi dưỡng, qua sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt nhóm tổ, dự giờ thăm lớp, tổ chức chuyên đề, dạy mẫu, dạy thử nghiệm.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được sọan kế hoạch bài dạy trên máy tính,  sử dụng phần mềm dạy học thích hợp với từng môn học.
- Thực hiện tốt Thông tư số 22/2016 của Bộ GDĐT về đánh giá, nhận xét học sinh một cách chính xác, khoa học. Chú trọng công tác tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc.
- Lập kế hoạch kiểm tra, dự giờ chính khóa, buổi thứ hai thông qua nhiều hình thức báo trước, đột xuất, kiểm tra nội bộ...
e. Xây dựng cơ sở vật chất thiết bị:
-  Bổ sung đầu sách và tăng cường hoạt động thư viện.
-  Bổ sung thiết bị dạy học, phòng nghe nhìn, phòng học bảng tương tác.
- Tổ chức tốt việc sử dụng, bảo quản tài sản của nhà trường .
- Thực hiện kế hoạch thu chi và quản lý tài chính tài sản đúng quy định, tiết kiệm.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động  của Trường Tiểu học Bến Súc. Trong quá trình thực hiện sẽ thay đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của trường  để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 – 2019./.

  Nơi nhận:                                                    HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT; (thay b/cáo; duyệt)                                          ( Đã ký)
- UBND xã;(thay b/cáo)
- CB-GV-CNVtrường;(t/hiện)
- Website đơn vị;                                                                    Lê Văn Hòa
- Lưu VT, V60.
                                         


                DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thông báo
Văn bản PGD

TB số 25/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Trường học an toàn ...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 80/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 25/04/2024. Trích yếu: Kiểm điểm đánh giá XLCL...

Ngày ban hành: 25/04/2024

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay862
  • Tháng hiện tại31,166
  • Tổng lượt truy cập2,458,912
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây