PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH BẾN SÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 09 /KH-THBS-YT
Thanh Tuyền, ngày 13 tháng 09 năm 2016
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC Y TẾ HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của Bộ y tế - Bộ Giáo dục và đào tạo, hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học;
Căn cứ nhiệm vụ và vào tình hình thực tế công tác y tế trường học, nhằm tạo điều kiện cho học sinh có sức khỏe tốt để học tập và tham gia các phong trào của nhà trường, bộ phận y tế trường TH Bến Súc xây dựng kế hoạch hoạt động y tế năm học 2016 – 2017 với những nội dung như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
- Trường TH Bến Súc năm học 2016-2017 với 887/453 học sinh nữ chia làm 28 lớp. Tổng số CB- GV-NV: 58/42 nữ.
- Trường đã có bếp ăn bán trú: gồm 12 lớp với tổng số HS bán trú 390 em.
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng, sự quan tâm của chính quyền địa phương, của Lãnh đạo nông trường cao su Bến Súc, của cha mẹ học sinh với sự đoàn kết nổ lực phấn đấu không ngừng của tập thể CB- GV- NV trong trường qua nhiều năm học.
* Khó khăn:
- Một số em học sinh chưa mạnh dạn, còn rụt rè, che dấu khi có bệnh.
- Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề nông. Do đời sống của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên chưa quan tâm đúng mức về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của con em.
- Phụ huynh chưa có thói quen quan tâm đến việc khám sức khỏe định kì cho con em mình.
II. Những nhiệm vụ trong tâm
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
1. Triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Xây dựng và lập kế hoạch hoạt động y tế trong năm học 2016-2017.
3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động của bộ phận y tế trường học. Phối hợp với cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường triển khai thực hiện công tác y tế trường học.
4. Thường trực sơ cứu và xử trí ban đầu cho học sinh tại trường. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng chống các dịch bệnh thường xảy ra trong trường học (bệnh chân- tay- miệng…).
5. Tổ chức giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, về giáo dục giới tính và kỹ năng sống. Phòng chống các bệnh học đường (nha học đường, cong vẹo cột sống, cận thị, mắt hột, suy dinh dưỡng, giun sán,….), tuyên truyền các bệnh truyền nhiễm, các tai nạn và thương tích và các tệ nạn xã hội khác.
- Phối hợp với y tế dự phòng tuyến trên để xử lý môi trường, chống các dịch bệnh.
- Phối hợp với y tế trạm để theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, giáo viên.
- Phối hợp với TPT để kiểm tra vệ sinh trường, lớp.
6. Tổ chức tham gia các hoạt động cứu trợ, bảo vệ môi trường, an toàn cuộc sống và công tác từ thiện, nhân đạo.
7. Tổ chức thực hiện công tác BHYT, nắm được tình hình sức khỏe, bệnh tật, sơ cứu kịp thời các trường hợp tai nạn, ốm đau của cán bộ viên chức, lao động hợp đồng và học sinh trong trường có sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên tại phòng y tế học đường.
III. Công tác y tế học đường:
- Tổ chức:
Nhà trường thành lập Ban chăm sóc sức khỏe học sinh năm học 2016-2017.
(Danh sách đính kèm)
2. Y tế trường học:
- Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định tai Quyết định số 4458/ 2003/ QĐ – BDGĐT ngày 22 tháng 8 năm 2007.
- Thường xuyên tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) còn tổ chức giáo dục truyền thông phòng một số bệnh dịch như: sốt xuất huyết, các rối loạn do thiếu iod, bệnh tay chân miệng,…
- Tổ chức cho HS súc miệng Fluor 1 lần/ tuần.
- Vận động HS tham gia BHYT, BHTN.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% học sinh trong trường. Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh để đưa con em mình đến cơ sở y tế điều trị khi phát hiện ra bệnh.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường thường xuyên với nhiều hình thức, phấn đấu đạt từ 5 đến 6 tiêu chí chuẩn xây dựng trường “Xanh – sạch – đẹp”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố và hoàn thiện phòng y tế đảm bảo có 1 giường, chăn gối, tủ thuốc cấp cứu thông thường.
- Kết hợp với các tổ chức từ thiện, Ban đại diện cha mẹ học sinh đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục về hoạt động y tế.
- Nha học đường – chữ thập đỏ.
- Làm kế hoạch và báo cáo tháng, báo cáo súc miệng thuốc Fluor và các báo cáo công tác y tế trường học.
3. Công tác nha học đường:
- Thực hiện 3 nội dung:
- Giáo dục vệ sinh răng miệng,
- Thực hiện sức miệng với Fluor,
- Kết hợp với đoàn khám sức khỏe tổ chức khám và hướng dẫn cho học sinh điều trị tại các chuyên khoa nha.
- Kết hợp chặt chẽ với quản lý chuyên môn trong nhà trường để đưa chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng vào dạy chính khóa bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm từng khối học.
- Tổ chức tuyên truyền những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc răng miệng cho đối tượng là phụ huynh học sinh để có sự phối hợp tốt trong giáo dục vệ sinh răng miệng cho học sinh có hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ sâu răng, nha chu ở học đường.
- Xây dựng kế hoạch khám và điều trị răng cho học sinh.
- Quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các tài liệu được cấp :
- Sách lật và mẫu hàm chải răng. lưu tại phòng Ytế học đường.
- Tranh ảnh,tờ rơi hướng dẫn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng.lưu tại phòng y tế
- Bảo quản, sử dụng có hiệu quả các phương tiện như dụng cụ, hóa chất, bảo trì, sửa chữa dụng cụ nha khoa hư hỏng một cách kịp thời.
4.
Công chữ thập đỏ:
- Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức chi hội Chữ thập Đỏ trong trường học. Phối hợp với Chi hội khuyến học nhằm vào việc hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên tai.
- Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo v.v...
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức y học cho Đội thanh thiếu niên Chữ thập Đỏ xung kích để các em có thể tham gia làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện tốt kỹ năng sơ cấp cứu giúp đỡ người bị tai nạn trong và ngoài nhà trường.
5. Công tác bảo hiểm học sinh:
- Thực hiện theo công văn về việc hướng dẫn thực hiện BHYT cho học sinh năm học 2016 – 2017.
- Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hiểm học sinh, tổ chức tuyên truyền để học sinh tự nguyện thamgia BHYT góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong trường học.
- Sử dụng hiệu quả nguồn thu phí BHYT để lại tại trường quản lý vào các mục sau:
* Mua sắm trang thiết bị phòng y tế, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp cứu ban đầu, khám sức khỏe định kỳ.
* Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
* Sơ tổng kết và khen thưởng phong trào.
6. Hoạt động giáo dục môi trường
- Tiếp tục tuyên truyền về môi trường trong nhà trường. Tất cả các lớp đều xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí trường “Xanh – sạch – đẹp”.
- Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát, hoa cảnh, cây thuốc nam để làm tăng vẻ đẹp và màu sắc cho nhà trường.
- Quản lý, xử lý tốt rác thải. Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường sạch – đẹp, học sinh không xã rác bừa bãi.
- Nhà trường luôn giữ sạch đẹp ở cổng trường.
- Tổ chức các hoạt động thi đua về môi trường.
7. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bán trú:
- Dụng cụ,vật dụng bán trú luôn dọn rửa sach sẽ và ngăn nắp.
- Thực phẩm rõ nguồn gốc, làm hợp đồng và người cung cấp thực phẩm.
- Thực phẩm tươi sạch, thành phẩm được nấu chín.
- Lưu mẫu thức ăn 24/24h.
- Kiểm tra vệ sinh thực phẩm.
- Tổ chức tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường hàng năm.
- Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
III. Một số nội dung cụ thể của tiêu chí thi đua về y tế học đường
- Nhân viên y tế phụ trách xây dựng kế hoạch.
- Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ về y tế học đường (theo yêu cầu tối thiểu và phù hợp với hoàn cảnh, tính chất hành động của khối học).
- Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ theo dõi sức khỏe cho 100% học sinh, phát triển nha học đường, đảm bảo an toàn cho học sinh, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt tháng hành động “Vệ sinh an toàn thực phẩm” tuần lễ “Nước sạch – vệ sinh môi trường”, phòng chống sốt xuất huyết, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo quy định.
- Chấp hành quy định chế độ hội họp, tập huấn, báo cáo.
IV. Tổ chức kiểm tra – thanh tra
- Tự kiểm tra nội bộ, đánh giá kết quả hoạt động y tế học đường.
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm,vệ sinh lớp học, vệ sinh phong quang, vệ sinh cá nhân thường xuyên…
|
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Đã ký
Huỳnh Thị Bông |
PHỤ TRÁCH Y TẾ
Đã ký
Đỗ Thị Hồng Huệ |