Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong nhà trường

Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong nhà trường

Số kí hiệu Theo QĐ số 23/QĐ-THBS
Ngày ban hành 12/07/2019
Ngày bắt đầu hiệu lực 12/07/2019
Ngày hết hiệu lực
Thể loại Quyết định
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Bộ GD&ĐT
Người ký Phạm Vũ Luận

Nội dung

PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN SÚC
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                           
                                                         QUY TẮC ỨNG XỬ

                                       của cán bộ, viên chức trong nhà trường
                  
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23   /QĐ-THBS ngày  12   tháng  7  năm 2019)
       I.Quy định chung:
    1- Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, viên chức của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội.
    2-Tất cả cán bộ, viên chức làm việc trong nhà trường và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong đơn vị thực hiện.
    3-Đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ,viên chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, viên chức nhà trường trong khi thực hiện nhiệm vụ. Làm căn cứ để đơn vị xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội. Để các tổ chức và Phụ huynh học sinh giám sát việc chấp hành pháp luật của cán bộ, viên chức; đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ trong đơn vị.
     4-Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.  
     5-Trang phục đúng nội quy nhà trường; chấp hành giờ giấc, kỷ luật lao động trong đơn vị; không sử dụng giờ hành chính để làm việc riêng; không gây ồn ào, có hành vi thiếu văn hóa; giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp.
     6-Trong quản lý và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phải nắm bắt kịp thời tâm lý nguyện vọng, khả năng của cán bộ, viên chức thuộc quyền để có phương pháp điều hành, bố trí sắp xếp, giao nhiệm vụ phù hợp nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ; phải phát huy dân chủ; có lòng vị tha, tôn trọng và tạo niềm tin đối với cán bộ, viên chức; bảo vệ danh dự cho cán bộ, viên chức dưới quyền khi bị phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.
             II.Ứng xử chung:
     1- Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong nhà trường; không tham gia tệ nạn xã hội.
     2- Không được hối lộ, nhận hối lộ hoặc gợi ý hội lộ dưới mọi hình thức; không được mạo danh để giải quyết công việc; không lợi dụng danh nghĩa đơn vị, mượn danh thủ trưởng đơn vị giải quyết công việc của cá nhân.
     3- Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.
     4- Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
     5- Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.
     6- Không được làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của học sinh khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
     7- Không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật tổ chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.
           III. Ứng xử của cán bộ quản lý:
     1-Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe, động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.
     2- Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực giáo viên, nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.
     3- Ứng xử với cha mẹ học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.
      4- Ứng xử với khách đến đơn vị: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
        IV. Ứng xử của giáo viên:
       1- Với học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ, tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm gây tổn thương, vụ lợi, trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi vi phạm của học sinh.
       2- Với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo.  Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm.
       3- Với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
       4- Với cha mẹ học sinh: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
       5- Với khách đến đơn vị: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
           V. Ứng xử của nhân viên:
       1- Với học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
       2- Với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác, chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
       3- Với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
       4- Với cha mẹ học sinh và khách đến đơn vị: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
 

 File đính kèm

Các văn bản cùng lĩnh vực

Các văn bản cùng cơ quan ban hành "Bộ GD&ĐT"

Văn bản PGD

CV số 57/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/03/2024. Trích yếu: Thay đổi lịch sinh hoạt tổ NVBM

Ngày ban hành: 28/03/2024

KH số 17/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/03/2024. Trích yếu: Xét CN TNTHCS

Ngày ban hành: 27/03/2024

KH số 15/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/03/2024. Trích yếu: Phòng chống thiên tai 2024

Ngày ban hành: 22/03/2024

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,906
  • Tháng hiện tại31,949
  • Tổng lượt truy cập2,372,846
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây