Quy chế thực hiện dân chủ

                                                       QUY CHẾ
                                           THỰC HIỆN DÂN CHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số  50 /QĐ-THBS ngày  10 tháng  9 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bến Súc)

                                                            Chương I
                                                   QUY ĐỊNH CHUNG
      Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng             
     1. Phạm vi
         Quy chế này hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường Tiểu học Bến Súc bao gồm: dân chủ trong nhà trường; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
          1. Phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng.

           2.Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền.
Điều 3. Yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
          1.Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của hội đồng trường, của hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị.
          2. Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
Chương II
Mục 1. DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 4. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1.Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật có liên quan.

          2.Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh theo quy định của pháp luật.

          3.Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của nhà trường.

          4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh. Khi giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh  đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

         5.Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong nhà trường.

        6. Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân trong nhà trường; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền.

          7.Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường và người có hành vi trả thù, trù dập của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và học sinh khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

          8. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong đơn vị.

          9. Phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức của trường mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan.
Điều 5. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
       1.Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.

        2. Đóng góp ý kiến trong hoạt động của đơn vị; ý kiến đối với hiệu trưởng để xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh.

        3. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục.

            Điều 6. Trách nhiệm của hội đồng trừờng

          Hội đồng trường của đơn vị có trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
             Điều 7. Trách nhiệm của các tổ trưởng trong nhà trường

          1.Tham mưu, đề xuất những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị.
          2.Chấp hành và tổ chức thực hiện dân chủ trong đơn vị.

          3.Thực hiện nghiêm lề lối làm việc trong nhà trường, giữa các tổ với nhau; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
             Điều 8. Trách nhiệm của Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn Thanh niên; Tổng phụ trách Đội và Ban Thanh tra nhân dân

           1.Phối hợp với hiệu trưởng trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị; Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của  nhà trường.

          2. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong đơn vị, đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Trong trường hợp hiệu trưởng không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mục 2
NHỮNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG PHẢI CÔNG KHAI, HÌNH THỨC
                   VÀ THỜI ĐIỂM CÔNG KHAI
             Điều 9. Những việc hiệu trưởng phải công khai
           1. Những việc phải công khai để cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
biết:
          a) Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động của nhà trường;

          b) Các nội quy, quy chế của đơn vị;

          c) Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần; kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược định hướng phát triển của nhà trường;

           d)Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của đơn vị;

          đ) Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc;
           e)Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong nhà trường đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;
           g) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị

           h) Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng đưa ra lấy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo quy định
           i) Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của nhà trường

          2) Những việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật:

        a) Những việc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của  Bộ Giáo dục Đào tạo  về  Ban hành Quy chế thực hiện công khai  đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc  hệ thống giáo dục quốc dân;

        b)Tất cả các quy định của nhà trường liên quan đến việc học tập của học sinh theo quy định của pháp luật;

         c) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

            Điều 10. Hình thức, thời điểm và thời gian công khai    
           1. Hình thức công khai

     Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, nhà trường áp dụng một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

          a) Niêm yết tại văn phòng trường;

          b)Thông báo tại hội nghị cán bộ, viên chức của đơn vị; thông báo tại đối thoại của nhà trường;

          c) Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên qua mail cá nhân trong hệ thống của đơn vị.
          d)Thông báo cho trưởng các tổ trưởng và yêu cầu tổ trưởng thông báo đến giáo viên, nhân viên;

           đ) Thông báo bằng văn bản đến chi ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhà trường;

           e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử (website của trường);
          g) Các quy định liên quan đến việc học tập của học sinh phải được nhà trường công khai theo các hình thức phù hợp với nội dung, phương thức, đối tượng, thực tiễn giáo dục trường.

             2. Thời điểm và thời gian công khai

        a) Đối với các những việc phải công khai cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được biết: chậm nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt không quá 05 ngày kể từ ngày văn bản có nội dung về các việc phải công khai được ban hành hoặc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, đơn vị cấp trên, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật và trường hợp sử dụng hình thức thông báo tại hội nghị cán bộ, viên chức. Đối với văn bản niêm yết tại Văn phòng trường thì phải thực hiện niêm yết ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết;

        b) Các quy định liên quan đến việc học tập của học sinh phải được nhà trường công khai vào tháng 6 hằng năm, đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi khai giảng năm học mới hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
        3.Hình thức, thời điểm và thời gian công khai những nội dung khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của  Bộ Giáo dục Đào tạo  về  Ban hành Quy chế thực hiện công khai  đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc  hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục 3
NHỮNG VIỆC NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ,
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI HỌC THAM GIA Ý KIẾN

          Điều 11. Những việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định

          1. Những việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia ý kiến:

        a) Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược, định hướng phát triển của nhà trường;

        b) Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của đơn vị;

        c) Tổ chức phong trào thi đua của nhà trường;

        d) Báo cáo sơ kết, tổng kết của của nhà trường;
         đ) Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân;
          e) Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
           g)Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
           h) Các nội quy, quy chế của nhà trường.

           2. Những việc người học tham gia ý kiến:

          a)Kế hoạch giáo dục và đào tạo hằng năm của nhà trường;

          b)Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định;

          c)Chế độ chính sách của Nhà nước;

           d)Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh;

           đ) Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến học sinh.

Điều 12. Hình thức tham gia ý kiến


         1.Tham gia ý kiến trực tiếp với hiệu trưởng.

         2.Thông qua hội nghị CB, VC của nhà trường.

         3. Gửi dự thảo văn bản để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia ý kiến.

         4.Thông qua hộp thư điện tử của đơn vị (thbensuc@dt.sgdbinhduong.edu.vn) Zalo (TH BENSUC) điện thoại: 02743531777; 0912944718; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia ý kiến.


Mục 4

NHỮNG VIỆC CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ HÌNH THỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA

          Điều 13. Những việc cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia giám sát, kiểm tra

         1.Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác hằng năm của đơn vị.

         2.Công tác tài chính, quản lý và sử dụng tài sản; xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường; việc thu chi các khoản đóng góp của học sinh, các khoản tài trợ cho đơn vị.

          3.Thực hiện các nội quy, quy chế của đơn vị.

          4.Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.

           5.Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đơn vị.
            Điều 14. Hình thức giám sát, kiểm tra

           1.Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

           2.Thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của nhà trường.

           3.Thông qua hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm.

Chương III
DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

            Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng

        1.Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc niêm yết công khai tại nhà trường và đăng tải trên Website của đơn vị để công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức biết các nội dung sau:
 
  1. Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
 
  1. Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
 
  1. Mẫu đơn từ, hồ sơ cho từng loại công việc;
 
  1. Phí, lệ phí theo quy định;

đ) Thời gian giải quyết từng loại công việc.

        2.Chỉ đạo và kiểm tra cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức; kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

          3.Chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp công dân, thực hiện việc tiếp công dân và bố trí hòm thư góp ý qua thư mail nội bộ; chỉ đạo người phụ trách công tác hành chính của đơn vị cùng đại diện Ban Thanh tra nhân dân nghiên cứu các ý kiến góp ý, báo cáo hiệu trưởng xem xét, giải quyết.

         4.Cử người có trách nhiệm gặp và giải quyết công việc có liên quan khi công dân, tổ chức có yêu cầu theo quy định của pháp luật; những kiến nghị, phản ánh, phê bình của công dân, tổ chức phải được nghiên cứu và xử lý kịp thời.

      Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

         1.Tiếp nhận thông tin; giải quyết các công việc của công dân, tổ chức có liên quan tại đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác và bí mật về người cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
         2.Khi công dân, tổ chức yêu cầu, có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền và quy định. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo để công dân, tổ chức biết và hướng dẫn công dân, tổ chức đến nơi có thẩm quyền giải quyết. Không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong khi giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

       Điều 17. Đối thoại tại cơ sở giáo dục

         1.Đối thoại tại nhà trường được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh với hiệu trưởng hoặc giữa đại diện tập thể lao động, đại diện của học sinh với hiệu trưởng. Đối thoại tại đơn vị được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần hoặc khi một bên có yêu cầu.

          2.Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo quy chế dân chủ của nhà trường.

            Điều 18. Quan hệ giữa hiệu trưởng với cơ quan quản lý cấp trên

         1.Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời, nghiêm túc.

         2.Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cơ quan quản lý cấp xem xét giải quyết.

         3.Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong chỉ đạo của cấp trên, góp ý, phê bình cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến lên cấp trên chưa được giải quyết, đơn vị vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện chỉ đạo của cấp trên.

            Điều 19. Quan hệ giữa hiệu trưởng với các tổ trưởng chuyên môn, công đoàn và các tổ chức trong nhà trường

          Tiếp nhận, xem xét và kịp thời giải quyết các kiến nghị, các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện dân chủ; định kỳ làm việc với các tổ trường và các tổ chức. Khi các tổ trưởng đăng ký làm việc với các nội dung, công việc cụ thể thì phải trả lời về kế hoạch làm việc hoặc lý do từ chối.

               Điều 20. Quan hệ giữa hiệu trưởng với chính quyền địa phƣơng

            Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương để phối hợp giải quyết những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và quyền lợi của học sinh.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

               Điều 21. Tổ chức thực hiện

           1.Trước ngày 15 tháng 11 hằng năm, nhà trường gửi báo cáo tình hình thực hiện dân chủ tại đơn vị của năm học trước liền kề về cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi và tổng hợp báo cáo.

           2.Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị:

           a) Căn cứ Thông tư số 11/2020/TT- BGDĐTngày 19/5/2020 của Bộ GD& ĐT nhà trường xây dựng quy chế dân chủ;

           b) Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị;

           Quy chế sẽ được xem xét, sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết của Hội nghị Cán bộ - Viên chức hàng năm.
Các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt quy chế này sẽ được khen thưởng, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định./.














 
Thông báo
Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,447
  • Tháng hiện tại12,612
  • Tổng lượt truy cập2,850,792
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây