PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN SÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 44/QC-THBS Thanh Tuyền, ngày 15 tháng 10 năm 2012
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA NHÀ TRƯỜNG
Căn cứ Luật giáo dục và Điều lệ trường tiểu học;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm năm học của Ngành cấp trên;
Căn cứ vào phương hướng năm học 2012 – 2013 của đơn vị tiểu học Bến Súc,
Nay ban hành quy chế làm việc của trường gồm những nội dung sau:
I. BAN GIÁM HIỆU
1. Hiệu trưởng
- Tổ chức bộ máy nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan trực tiếp là phòng giáo dục và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch năm học, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, đối chiếu kết quả thực hiện với chỉ tiêu, kế hoạch. Tiến hành sơ kết, tổng kết.
- Tiếp thu chỉ đạo của Phòng, lập kế hoạch tuần, tháng; chuẩn bị nội dung họp hội đồng nhà trường hành tháng.
- Quản lý giáo viên, công nhân viên, học sinh; phân công công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ của GVCNV; tổ chức giáo dục toàn diện học sinh.
- Tham mưu đối ngoại với lãnh đạo các cấp. Nhằm tranh thủ mọi nguồn lực để hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Lãnh đạo hoạt động của các hội đồng: Hội đồng thi đua, hội đồng kỷ luật. Chủ trì HĐ nhà trường trong việc đề ra các chủ trương, kế hoạch của đơn vị.
- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, TPT Đội, Hội phu huynh… để chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.
- Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động tài chính, đảm bảo chính sách cho CBGVCNV và học sinh.
- Kiểm tra chỉ đạo công tác bảo vệ CSVC, an ninh trật tự, an toàn cơ quan.
- Thực hiện báo cáo thường kỳ, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp với phụ huynh hỗ trợ hoạt động của nhà trường.
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, ý thức chấp hành, kỷ luật lao động của CBGVCNV trong trường.
- Kiểm tra thường xuyên các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học như: Vệ sinh lớp, ánh sáng, bàn ghế, nước uống, an toàn, trật tự…
- Kiểm tra, chỉ đạo, duy trì nề nếp làm việc của cơ quan: Tác phong, giờ làm việc, trang thiết bị…
- Chỉ đạo việc thực hiện chính sách đối với học sinh, tiếp thu và giải quyết các kiến nghị của Hội cha mẹ học sinh.
- Kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.
2. Phó hiệu trưởng
- Thay mặt hiệu trưởng giải quyết các công việc quản lý khi hiệu trưởng đi vắng hay khi được uỷ quyền.
- Căn cứ kế hoạch năm học, lập kế hoạch hoạt động chuyên môn hàng tháng, hàng tuần, triển khai thực hiện khi có phê duyệt của hiệu trưởng, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn; chuẩn bị nội dung họp chuyên môn.
- Dựa theo phân công chuyên môn lập thời khoá biểu, kế hoạch thăm lớp dự giờ, thao giảng, dạy thay…Kiểm tra hoạt động của các lớp, của giáo viên chủ nhiệm.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các loại hồ sơ chuyên môn: lịch, kế hoạch cá nhân, kế hoạch của tổ, GVCN, lịch báo giảng, sổ đầu bài, sổ ghi điểm, giáo án, hồ sơ cá nhân các loại…
- Thường xuyên kiểm tra tình hình trường lớp, các yêu cầu cần thiết và chỉ đạo kiểm tra công tác lao động.
- Thực hiện đánh giá chất lượng, kiểm tra chất lượng các kỳ, chọn học sinh giỏi, theo dõi và đề ra biện pháp để thúc đẩy sự tiến triển chất lượng dạy và học.
- Phối hợp và chỉ đạo các bộ phận trong hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các phong trào thi đua…
- Nghiên cứu, phổ biến các Chỉ thị, quy định, hướng dẫn về chuyên môn và triển khai thực hiện.
- Ghi chép, lưu giữ các hồ sơ về kế hoạch chuyên môn, số liệu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra và xác nhận các loại hồ sơ chuyên môn đúng kỳ hạn và chịu trách nhiệm về việc được phân công.
- Thực hiện báo cáo trước