PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾN SÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QCPH-THBS Thanh Tuyền, ngày tháng 10 năm 2011
QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, tạo sự đồng thuận và tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong các hoạt động của nhà trường, BGH và BCH CĐ đã họp và thống nhất xây dựng quy chế phối hợp cụ thể như sau:
I. Nguyên tắc, vai trò, nhiệm vụ chung
1. Nhà trường:
- Trường tiểu học Bến Súc là đơn vị trường học công lập có nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trẻ trong độ tuổi bậc tiểu học.
- Quản lý nhà trường là hiệu trưởng do UBND huyện quyết định bổ nhiệm. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của nhà trường trước cấp trên.
2. Công đoàn:
- Công đoàn cơ sở là tổ chức chính trị xã hội tập hợp đoàn kết tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác, giảng dạy của trường thành tổ chức những người lao động. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Công đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
3. Nhà trường và công đoàn dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng cùng thực hiện mục tiêu: Tổ chức thi đua dạy tốt, hoàn thành chỉ tiêu giáo dục, từng bước củng cố xây dựng nhà trường vững mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, yếu tố quan trọng mang tính quyết định đó là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường và công đoàn trường.
Nội dung phối hợp cụ thể như sau:
II. Nội dung phối hợp
1. Sinh hoạt:
- Nhà trường tạo điều kiện sắp xếp thời gian đảm bảo cho Công đoàn sinh hoạt theo lịch cụ thể được thống nhất.
- Họp liên tịch giữa BCH CĐ và BGH nhằm để bàn bạc thống nhất kế hoạch, mục tiêu đề ra và đánh giá quá trình thực hiện.
2. Tuyên truyền:
Công đoàn cùng nhà trường tổ chức tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của mỗi CBGVNV. Giáo dục nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Giám sát:
- Công đoàn giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, đảm bảo việc thực hiện quyền lợi của CĐV.
- Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng. Phát hiện giải quyết những khiếu nại tố cáo kịp thời.
4. Thực hiện qui chế dân chủ:
- Trong quá trình quản lý của BGH hoặc của BCH CĐ tổ chức vận động CBGVNV đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời BGH, BCH CĐ phải lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của CBGVNV để vận dụng hoặc điều chỉnh những qui định cho phù hợp và có hiệu quả.
- Nhà trường và CĐ có trách nhiệm công khai mọi việc làm trong công tác quản lý, điều hành.
5. Tổ chức vận động các phong trào thi đua
BGH cùng BCH CĐ tổ chức vận động lực lượng GV trong trường thi đua dạy tốt, hăng hái tham gia các phong trào, các hội thi cấp trường, cấp huyện…đạt kết quả.
6. Công đoàn cùng với nhà trường có biện pháp thiết thực để cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cán bộ giáo viên. Giúp đỡ CBGVNV có hoàn cảnh khó khăn cải thiện cuộc sống an tâm công tác
Xét đề nghị nâng lương sớm cho CBGVNV có thành tích tốt trong công tác, đề nghị xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho giáo viên có 20 tuổi nghề theo đúng qui tiêu chuẩn và chế độ qui định.
III. Chấp hành thực hiện
1. Quy chế này được coi là quy ước giữa Công đoàn và BGH nhà trường. Qui định mỗi bên đều có trách nhiệm cụ thể để phối hợp đồng bộ, thống nhất có hiệu quả. Đây là yệu tố cơ bản để hoàn thành mục tiêu đề ra.
2. Nếu trong quá trình thực hiện không đúng với qui chế đề ra thì phải chịu trách nhiệm trước Chi bộ Đảng.
3. Khi có những điều không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh bổ sung thì BGH và BCH CĐ phải bàn bạc thống nhất những điều phải chỉnh sửa và có hiệu lực thi hành.
Trên đây là quy chế phối