PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH BẾN SÚC Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
: /QCDC-THBS Thanh Tuyền, ngày tháng 01 năm 2011 QUY CHẾ DÂN CHỦ
Để thực hiện tốt Luật giáo dục và quyết định số 04/2000/QĐ sở GD ĐT ngày 01/03/2000 về việc thực hiện ban hành qui chế dân chủ hoạt động trong trường học.
Nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của CBGVNV trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước.
Nay trường tiểu học Bến Súc đề ra quy chế dân chủ về các mặt hoạt động với những nội dung sau:
I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1/ Mục đích thực hiện dân chủ trong nhà trường
- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường mang một ý nghĩa rất quan trọng nhằm làm cho tất cả các hoạt động của đơn vị mang tính dân chủ, công khai, công bằng, khách quan. Đảm bảo theo phương châm ”Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” góp phần làm trong sạch nội bộ. Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị.
- Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường nhằm kích thích phát huy quyền làm chủ tập thể của mỗi cá nhân trong nhiều lĩnh vực, góp phần xây dựng nề nếp, kỷ cương trong mọi hoạt động, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, thực hiện vai trò nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
2/ Nguyên tắc thực hiện dân chủ
- Dân chủ phải có tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phải thực tinh thần của từng cá nhân, từng tổ chức đoàn thể. Thực hiện quyền dân chủ phải đi đôi với quyền và nhiệm vụ của từng cá nhân và tổ chức đoàn thể được quy định tại Điều lệ Trường tiểu học năm 2000, đồng thời mang tính tổ chức kỷ luật trong đơn vị.
- Không thực hiện dân chủ tràn lan, vô tổ chức, dân chủ quá trớn, lợi dụng quyền dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác rồi dẫn đến kích động, phê phán, mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng đến uy tíng và hoạt động của đơn vị.
II/ DÂN CHỦ CỦA TỪNG CÁ NHÂN – TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ :
1/ Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động tại đơn vị đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Thực hiện công khai hóa về nhiều lãnh vực, đảm bảo về quyền và lợi ích cho CBCC, người học và đơn vị theo định kỳ.
- Lắng nghe tiếp thu ý kiến chính đáng của cá nhân, tổ chức đoàn thể. Từ đó, tìm các giải pháp tối ưu, hướng các hoạt động của đơn vị đi đúng hướng, đúng nguyên tắc nhằm phát huy vai trò của từng cá nhân, tổ chức để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các cá nhân phát huy dân chủ trong việc tổ chức các hoạt động của đơn vị.
2/ Trách nhiệm dân chủ của CBCC
- Công chức thực hiện nhiệm vụ và quyền lợi của mình theo quy định của Điều lệ Trường tiểu học và Luật giáo dục, Pháp lệnh công chức, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các mặt hoạt động của đơn vị theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đảm bảo có tổ chức, kỷ cương nề nếp trong đơn vị.
- Thể hiện quyền dân chủ của mỗi cá nhân phải mang tính khách quan, không xâm phạm quyền dân chủ của mỗi cá nhân khác và đồng thời không xen vào các nhiệm vụ riêng không liên quan đến từng cá nhân, tham gia xây dựng kế hoạch chỉ tiêu năm học, các khoản thu chi kinh phí theo quy định hiện hành và việc sử dụng tài sản xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
III/ DÂN CHỦ GIỮA NGƯỜI HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG
1/ Nhà trường đối với người học
- Thông báo các chủ trương chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành đối với người học, thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo hằng năm cho người học.
- Thông báo các chương trình học tập, rèn luyện theo quy định cho người học.
- Thông báo các khoản thu của Nhà nước, nhà trường cho người học.
2/ Người học (PHHS) đối với nhà trường
- Tham gia đóng góp ý kiến về những vấn đề quy định về nội quy có liên quan đến người học.
- Tham gia đóng góp về việc tổ chức các phong