PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH BẾN SÚC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 54/KH-ATGT
Thanh Tuyền, ngày 17 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐẦU NĂM HỌC 2012-2013
Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-PGD&ĐT ngày 06tháng 9 năm 2012 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học, nâng cao ý thức tự giác chấp hành Pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong năm học 2012 - 2013. Trường Tiểu học Bến Súc xây dựng kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong trường học năm học 2012 - 2013 với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Quán triệt đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh, toàn trường về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
Thông qua chương trình hành động cụ thể của ngành để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và của huyện Dầu Tiếng nhằm đạt được mục tiêu trong năm học 2012 – 2013 và các năm tiếp theo là tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong các nhà trường, góp phần quan trọng ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.
Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông của ngành phải được tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, kiên trì và sâu rộng đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh học sinh.
II. NỘI DUNG:
1. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ và Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, thực hiện cuộc vận động “HSSV gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật giao thông đường bộ”.
a. Tuyên truyền, phổ biến, vận động cho học sinh với chuyên đề “ Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông” và “Không uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”, với các nội dung sau:
- Văn hóa giao thông là những hành vi cư xử có văn hóa, đúng pháp luật khi tham gia lưu thông và đảm bảo an toàn giao thông, coi đó như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, nếp sống văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông.
- Con người là tài sản quý giá nhất của mọi quốc gia, là ngọn nguồn của mọi của cải và sự phát triển. Có xây dựng nếp sống văn hóa giao thông mới xây dựng được từng địa phương và đất nước phát triển, đảm bảo cho con người được sống an toàn, khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Văn hóa giao thông là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông và sự hiểu biết đầy đủ, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao thông. Văn hóa giao thông được biểu hiện là việc chấp tốt Luật giao thông và biết đấu tranh với những hành vi vi phạm giao
thông. Có thái độ và hành vi đúng mực khi tham gia giao thông: nhường đường và giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em. Biết kiềm chế thái độ, cư xử đúng mực và sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn GT. Đội mũ bảo hiểm cho mình, cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy. Không uống rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.
- Phổ biến rộng rãi quy định của Pháp luật về nồng độ cồn đối với lái xe khi đang điều khiển ô tô, mô tô, xe gắn máy; các mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe; các nguy cơ gây tai nạn và hậu quả tai nạn giao thông do lái xe uống rượu, bia.
- Hướng dẫn cho học sinh, sinh viên khi đã sử dụng rượu, bia cách ứng xử chuẩn mực, an toàn, đúng pháp luật khi tham gia giao thông; đã sử dụng rượu, bia không được điều khiển phương tiện giao thông; Theo Luật Giao thông Đường bộ hiện nay, nồng độ cồn của lái xe ôtô phải luôn bằng không, vượt quá là vi phạm. Đối với người điều khiển mô tô, nồng độ cồn cho phép là dưới 50 miligam/100 mililít